Mặt trái của công nghệ Nano
Được đánh giá như một phát minh thế kỷ, công nghệ nano đang dần làm biến đổi cuộc sống của con người trên tất cả các lĩnh vực, từ y học bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường đến các chuyến bay vào vụ trụ. Nhưng không phải ai cũng biết mặt trái của công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới này có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng như thế nào?
Thành công rực rỡ của công nghệ nano trên nhiều lĩnh vực cộng thêm sự ca ngợi có phần thái quá của truyền thông đã và đang che đi những lo ngại về hậu quả khó lường của công nghệ nano trong cuộc sống.
Các nhà khoa học thuộc Hiệp hội Y tế Hoa Kỳ cảnh báo rằng, phần tử nano hiện đang có mặt trong thành phần nhiều loại mỹ phẩm, kem chống nắng và các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp khác…có thể mang đến những tác động không mong muốn đối với sức khỏe và môi trường.
Phần tử nano gây ô nhiễm môi trường.
Các nhà khoa học lo ngại rằng những phần tử bị trôi xuống các cống rãnh sau khi người sử dụng tắm, rửa mặt bằng các sản phẩm có chứa nano, hay các vật liệu từng chứa sản phẩm nano hóa được thải ra môi trường…từ đó, chúng có thể xâm nhập vào hồ, sông và các nguồn nước khác nơi các sinh vật đóng vai trò quan trọn trong việc giữ gìn môi trường trong lành.
Ngoài ra, tổ chức ETC (Tổ chức Môi trường Canada) cũng cảnh báo về tác hại của những loại thức ăn sử dụng công nghệ nano trong tương lai. Chúng có thể thay đổi màu sắc, mùi vị và bắt người ăn phải tiêu hóa hàng triệu, thậm chí hàng tỷ hạt nano. Rick Smalley, nhà nghiên cứu công nghệ nano từng đoạt giải thưởng Nobel, cho rằng Cơ quan quản lý dược và thực phẩm Mỹ cần nghiên cứu vấn đề này đầu tiên.
Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Cục Kiểm soát Ô nhiễm, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên & Môi trường cũng cho biết thêm: Sau ánh hào quang rực rỡ của công nghệ nano, các nhà khoa học đang bắt đầu nhìn thấy những mặt trái của công nghệ này. Các nhiên cứu đã chỉ ra đặc tính của vật liệu nano cũng gây ra các nguy cơ độc nhất và khó đoán đối với sức khỏe con người và môi trường. Thực tế cho thấy, kích thước của vật liệu nano tạo ra khả năng di động chưa có tiền lệ trong cơ thể con người và môi trường.
“Khi chất ô nhiễm loại này ngấm vào máu hoặc nước ngầm thì dù bản thân các hạt nano không gây nguy hiểm, thì chúng cũng có thể phản ứng với những chất có hại khác”, Kathy Jo Wetter, nhà nghiên cứu của tổ chức môi trường ETC (Canada), nói.
Ảnh hưởng đến miễn dịch và chức năng của cơ thể
Bà Wetter lo ngại “Chuyện gì sẽ xảy ra nếu các hạt siêu nhỏ do con người tạo ra tích tụ trong gan hoặc phổi?”
Chính kích thước siêu nhỏ đã khiến cho các hạt nano có hoạt tính hóa học khác hẳn với những phân tử bình thường dù có cấu tạo từ cùng một chất liệu. Cũng nhớ khá nhỏ bẻ, các hạt nano có thể tự do du hành xuyên qua mọi tế bào trong cơ thể người mà hầu như không bị cản trở. Điều này cho thấy không dễ tạo ra màng lọc đặc biệt cho các hạt nano.
Ngoài ra còn có các hạy TiO2 (Titanium dioxide) hiện đường dùng nhiều trong mỹ phẩm, kem chống nắng và vô số sản phẩm dưỡng da khác với hiệu năng khá cao trong ngăn ngừa tia cực tím, lại vô tình giết chết số lượng lớn vi khuẩn E. Coli. Tuy được biết đến là tác nhân gây ngộ độc thực phẩm nhưng E.Coli cũng có những chuỗi cấu tạo hoàn toàn vô hại và là một phần trong quần thể thực vật tại đường ruột của con người, giúp chặn sự phát sinh mầm bệnh nơi đây cũng như giúp tạo vitamin K2 cho cơ thể vật chủ. Hơn nữa, việc sử dụng quá nhiều sản phẩm dưỡng da được sản xuất bằng công nghệ nano có thể gây lão hóa da sớm hoặc thậm chí là ung thư da.
Một nghiên cứu khác cũng cho thấy, các hạt nano của TiO2 và ZnO có đặc tính hoạt hóa quang hóa sản sinh ra các gốc tự do gây phá hủy DNA.
Giáo sư Jett Harrow, chuyên gia công nghệ nano người Mỹ thừa nhận “Tuy có tương lai tốt đẹp, song công nghệ nano cũng có không ít những tác dụng phụ mà bấy lâu nay người ta đã cố tình lờ đi”.
Các nghiên cứu gần đây của nhà độc học Eva Oberdorster thuộc đại học Southern Methodist tại Dallas cho thấy, chỉ cần thả vài ba phân tử nano vào bể cá cảnh thì sau chưa đầu 48n tiếng đồng hồ, não của những con cá cảnh trong bể đều bị tổn thương nghiêm trọng và hoạt động của một số gen của cá cũng bị biến đổi. Ông Bop Phelps, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu GeneEthics tuyên bố: “Mỗi loại phân tử nano đều có thể gây hại như chất amiăng! Do đó, khi đầu tư cho công nghệ nano, chúng ra cũng cần phải dành một khoản đầu tư tương đương để dùng cho nghiên cứu những rủi ro về sức khỏe và môi trường do nano gây ra”.
Theo các chuyên gia Thụy Sỹ, phân tử nano có thể gây hại cho mô cơ bằng cách qua các phản ứng hóa học để tiêu diệt các tế bào tiêu độc của cơ thể. Do đó, chúng có thể làm tê liệt hệ miễn dịch, gây dị dứng và rối loạn quá trình trao đổi enzyme.
Ngay Giáo sư Eric Drexler – cha đẻ của công nghệ nano cũng từng thừa nhận: “Công nghệ đột phá này có thể trở thành nguy hiểm nếu không được phát triển có kiểm soát. Thay vì giúp ích cho con người, nó có thể chống lại loài người, biến chúng ta thành những nạn nhân của chính mình”.
Hiện nay không chỉ trong nước mà ngay cả ở nhiều nơi trên thế giới, việc quản lý, phát hiện cũng như loại bỏ nguy cơ do công nghệ nano mang lại gặp nhiều khó khăn do nhận thức của người sản xuất và sử dụng. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận những thành tựu rực rỡ mà công nghệ nano mang lại. Vì thực tế, sự độc hại của hạt nano còn tùy thuộc vào kích thước, nồng độ và liều lượng đưa vào cơ thể. Con người cần tạo ra và sử dụng chúng một cách an toàn. Đồng thời, các nhà khoa học cũng khuyến cáo, chỉ dùng các sản phẩm nano hóa khi “thực sự” cần thiết.
LeadViet Media
Tổng hợp – Nguồn AP, VnExpress