Câu chuyện khách hàng (Kỳ III)
Cụ Nguyễn Văn Hòa (82 tuổi)
Những ngày cuối năm 2015…
Lần này tôi không chỉ quanh quẩn xung quanh Hà Nội nữa. Chuyến xe khách sáng sớm mất hai tiếng đồng hồ đưa tôi tới trung tâm thành phố Hải Dương, nơi ở của vị khách hàng mà tôi sẽ kể trong kỳ thứ ba này.
Đón tôi ở đó là hai nhân viên công ty thuộc chi nhánh Hải Dương. Mà nếu không có họ đưa đi, dám chắc tôi khó lòng có thể tìm thấy nơi ở của vị khách hàng này trong Hải Dương rộng lớn.
Rời xa trung tâm thành phố nhộn nhịp với những ngôi nhà hiện đại, hoa lệ. Chúng tôi đến xã Quang Minh, nằm bên rìa thành phố. Đi qua những con đường ngoằn ngoèo, nhỏ hẹp, những cánh đồng dài bất tận không có lấy một nhà dân, những khúc cua hẹp và gấp…cuối cùng chúng tôi cũng tìm được đến nhà cụ Nguyễn Văn Hòa, 82 tuổi.
Khi chúng tôi đến, cụ đang ăn trưa một mình, mâm cơm đặt chông chênh trên một chiếc ghế đẩu. Cụ Nguyễn Văn Hòa chia sẻ với chúng tôi, cụ đã sống một mình hơn mười năm nay sau khi vợ cụ qua đời vào năm 2003. Căn nhà mái ngói, không sơn, ánh đèn cũng tối tăm…căn nhà đơn giản như chính con người cụ.
Là một giáo viên về hưu, mấy chục năm gõ đầu trẻ. Khi về già, thời gian mà cụ thấy vui vẻ cũng là những lúc đám trẻ con mấy nhà bên cạnh chạy nhảy trong khoảnh sân nhỏ của cụ. Rồi những lúc con cháu nội ngoại về thăm.
Đã ngoài tám mươi tuổi nhưng cụ vẫn rất khỏe mạnh, thanh âm chỉ hơi rung do trời rét xuống dưới 15 độ, ngoài ra, cụ có thể tự làm mọi việc sinh hoạt thường ngày.
Là nhà giáo, hơn ai hết, cụ Hòa hiểu rất rõ giá trị của sức đối với con người. Chúng tôi, ba người tuổi đời còn chưa đến ba mươi tuổi chăm chú ngồi nghe cụ chia sẻ, cũng là giảng dạy một bài học về giá trị của sức khỏe. Vợ của cụ qua đời lúc hơn sáu mươi tuổi vì ung thư. Thoáng cái đã hơn mười năm cụ Hòa sống một mình. Mặc dù con cái đều muốn đưa cụ về ở cùng, nhưng tuyệt đối cụ không đồng ý mà vẫn sống trong căn già đơn sơ đó. Cụ nói, ở tuổi của cụ bây giờ, điều khiến cụ quan tâm nhất là sức khỏe. Vì thế mà ai mách dùng thuốc gì tốt, dùng cái nào hay…cụ đều mua về. Thậm chí trong đó có những thứ vài triệu đồng, một số tiền khá lớn đối với bản thân cụ. Tất cả chỉ vì một nguyên nhân…vì sức khỏe.
Cũng vì lý do đó mà khi chúng tôi về địa bàn xã Quang Minh thực hiện dự án truyền thông Phòng chống ung thư, cụ là một trong những người tới sớm nhất, không những vậy còn chăm chú ghi nhớ những gì chuyên viên truyền tải trong chương trình. Trên kệ tủ đầy thuốc của cụ, tôi thấy rất nhiều, nào là thuốc huyết áp, canxi, nào là nhân sâm, đông trùng hạ thảo…và một góc nào đó, tôi cũng thấy cả sản phẩm Vina Tảo của chúng tôi mà cụ đã mua cách đó mấy tháng.
Thấy chúng tôi tới thăm, cụ còn hỏi có mang sản phẩm tới không vì cụ uống hết rồi. Thế nhưng mục đích lần này chúng tôi tới chỉ là hỏi thăm sức khỏe và mừng năm mới cụ nên không có mang theo. Cụ còn dặn rất kĩ lần tới quay lại phải mang theo sản phẩm cho cụ. Cụ mua cho con gái. Các con của cụ đều ở thành phố, đâu thiếu những thứ như thế. Nhưng sự quan tâm của một người cha gia đến con cái không bao giờ có giới hạn. Nghe vậy, tôi quả thật thấy ấm lòng trong tiết trong trời đông lạnh giá.
Cụ nói, tuổi già, xương khớp không còn chắc chắn nữa, đề kháng cũng kém đi nhiều. Vì thế cụ rất hay vị phù chân tay, mất ngủ, lại hay đi đại tiện ban đêm với mật độ rất dày. Mấy triệu chứng đó khiến cụ rất mệt mỏi, cân nặng cũng giảm sút. Từ khi dùng sản phẩm Vina Tảo, tay chân không còn bị phù nữa, bệnh táo bón và đi đại tiện ban đêm đã dứt hẳn. Ăn ngủ tốt, sức khỏe được cải thiện rõ rệt.
Chia sẻ của cụ rất chân thực, “thật” đến mức khi ghi hình tôi còn thấy có phần hơi thô. Vì thế tôi cũng đã có ý định đề nghị cụ sửa lại cụm từ đó, nhưng nghĩ một lúc lại rút lại câu nói. Vì nghĩ càng thô, càng thật thì người khác xem được đoạn phim đó sẽ cảm thấy tính chân thật, không có một chút sắp xếp nào cả. Thế nên tôi quyết định đóng máy quay khi vừa mới ghi hình được gần hai phút. Tôi đã có được những thước phim thật và giá trị nhất.
Đi gần 100km chỉ để có được hai phút hình ảnh và mười phút lắng nghe cụ chia sẻ về cuộc sống, về sức khỏe. Trở về Hà Nội, dù có chút mệt, nhưng tôi vẫn cảm thấy hào hứng vì mình vừa có một chuyến đi thật ý nghĩa.
Ngọc Điệp